Số vụ tự tử của học sinh tiểu học và trung học tại Nhật cũng tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (ảnh minh họa)
Số vụ tự tử của học sinh tiểu học và trung học tại Nhật cũng tăng lên gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (ảnh minh họa)

Vụ nữ diễn viên Yuko Takeuchi tự tử hồi cuối tháng Chín một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn này tại Nhật Bản, không chỉ đối với người nổi tiếng mà với toàn cộng đồng.

Yasuyuki Shimizu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến biện pháp đối phó tự sát Nhật Bản - cho biết: “Họ cảm thấy mình không thể bộc lộ những điểm yếu của bản thân và cố kìm nén chúng trong người. Nhiều người không thể đến gặp chuyên gia tư vấn, trị liệu hay thậm chí thổ lộ với người thân”.

Một trong những lý do phổ biến dẫn đến việc người Nhật tự tử là sự tàn nhẫn của mạng xã hội, nơi mọi người cảm thấy họ phải xây dựng một câu chuyện về sự thành công, hạnh phúc vĩnh cửu, hình ảnh hoàn hảo. Yasuyuki nhận định, đây là nguyên nhân khiến nhiều người trầm cảm khi cuộc sống thực tế của họ không khớp với bức chân dung được người khác vẽ ra. Ngay cả khi không tiếp xúc với mạng xã hội, người Nhật vẫn có xu hướng chỉ bộc lộ những điều tích cực ra bên ngoài.

Ngoài ra, nhiều tác nhân khác khiến sức khỏe tâm thần của phụ nữ bị ảnh hưởng, như mất việc, trải qua sự thay đổi lớn trong công việc, không thể dành thời gian cho bạn bè, gia đình.

Phụ nữ có xu hướng bị đặt vào những tình huống căng thẳng khi trường học đóng cửa, nhiều người phải làm việc tại nhà, các gia đình chen chúc nhau trong một không gian nhỏ. Chỉ có một phần đàn ông dành thời gian để chăm sóc con, làm việc nhà và phần lớn vẫn giao phó cho vợ. Toshihiko Matsumoto - Giám đốc Trung tâm Thần kinh học và Sức khỏe tâm thần quốc gia - cho rằng, những điều này tiếp tục gây ra sự ngột ngạt cho phụ nữ. Phụ nữ đang đứng giữa một áp lực rất lớn để cân bằng giữa công việc xã hội và chăm sóc gia đình.

Junko Kitanaka - nhà nhân chủng học y tế tại Đại học Keio - cho biết, căng thẳng có thể dẫn đến nhiều vụ tự tử hơn ở phụ nữ. “Thật không may, người Nhật lại có tâm lý hay tự trách mình. Họ thường nghĩ khi không có công việc hoặc không được thuê, nghĩa là họ không đủ giỏi”.

Sau hàng loạt vụ tự tử vừa qua, chính phủ Nhật Bản đưa ra lời cảnh báo rằng, cần xây dựng một xã hội mà mọi người có thể theo dõi và ủng hộ nhau nồng nhiệt. Nhưng Michiko Ueda - giáo sư tại Đại học Waseda ở Tokyo, người đã nghiên cứu về vấn đề tự tử - cho rằng: “Chúng ta cố gắng tạo ra một xã hội mà không ai cảm thấy cô đơn. Nhưng chúng ta không thể thay đổi xã hội trong một ngày”. 

Mayumi Hangai - bác sĩ tại Trung tâm Sức khỏe và Phát triển trẻ em quốc gia - cho biết, trẻ em phải hứng chịu năng lượng tiêu cực từ sự căng thẳng, những cuộc cãi vã của người lớn, đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội. Khi trẻ đi học lại vào tháng Sáu, lại gia tăng áp lực bắt kịp bài vở ở trường. “Trẻ em cảm thấy áp lực hơn vì cố bắt kịp mọi thứ khi đi học lại. Sự gián đoạn do COVID-19 gây ra làm trầm trọng thêm hiện tượng futoko (trẻ em không chịu đến trường). Những đứa trẻ như vậy có nguy cơ tự tử cao. Chúng tôi đã nghe những đứa trẻ khoảng năm tuổi nói về việc chết hoặc muốn biến mất”.

Thùy Anh (theo South China Morning Post, Straits Times

Tag:Nhật Bản,tết thiếu nhi Nhật Bản, Hạ viện Nhật Bản