.Mặc dù sử dụng cần sa đơn độc là không đủ điều kiện để khởi phát tâm thần phân liệt, “ Nếu sử dụng cần sa  làm khởi phát loạn thần thì các nỗ lực nên tập trung vào các biện pháp can thiệp để ngăn cản việc sử dụng cần sa trên những đối tượng dễ tổn thương” Bác sỹ Juan A. Galvez-Buccollini và cộng sự nhận định. (Schizophrenia Res. 2012;139:157-60).

Một ví dụ về một người dễ tổn thương là một người nào đó có mối liên quan mức độ một với loạn thần, “ Yếu tố nguy cơ cao nhất của tâm thần phân liệt” bác sỹ Lynn E. Delisi, điều tra viên cao cấp của nghiên cứu này, nhà tâm thần học tại trung tâm y tế Brockton, Boston, giáo sư về tâm thần học tại trường đại học Harvard, nhận định. Nếu một ai đó có mốt liên quan mức độ 1 với “ tôi sẽ cảnh báo với họ về hậu quả của việc sử dụng cần sa và mối liên quan giữa sử dụng cần sa và tâm thần phân liệt”.

Kết quả từ các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng trên những người lạm dụng đa chất, sử dụng cần sa có mối liên quan với loạn thần khởi phát sớm nhưng những nghiên cứu này không nhìn ra mối liên quan giữa việc bắt đầu sử dụng cần sa và loạn thần. Để giải quyết vấn đề này, Bác sỹ Galvez-Buccollini và cộng sự đã phỏng vấn 57 bệnh nhân với chẩn đoán hiện tại là tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn dạng phân liệt hoặc loạn thần không đặc hiệu khác, đồng thời những người này cũng có tiền sử sử dụng cần sa mức độ nặng trước khi khởi phát loạn thần. Họ định nghĩa sử dụng cần sa mức độ nặng là tiêu thụ 50 hoặc nhiều hơn trong 1 năm.

Độ tổi trung bình của những người tham gia là 25 tuổi ( từ 18-39), 83% là nam và 88% đã có gia đình. Tuổi trung bình khởi phát loạn thần là 22 tuổi, và tuổi trung bình lần đầu tiên nhập viện vì loạn thần là 23 tuổi. Rối loạn loạn thần phổ biến nhất là tâm thần phân liệt (42%), sau đó là phân liệt cảm xúc (32%). Tuổi trung bình sử dụng cần sa lần đầu tiên là 15, trước khi khởi phát loạn thần là 7 năm. Tỉ lệ sử dụng cần sa hàng ngày tại thời điểm nghiên cứu là 59% và 30% sử dụng 2-5 ngày/ tuần và 11% sử dụng hàng tuần. Các nhà nghiên cứu xác định có 16% lạm dụng rượu và 8% phụ thuộc rượu.

Phân tích cơ bản ước tình mối liên quan giữa tuổi lần đầu tiên sử dụng cần sa và lần đầu tiên sử dụng rượu và lần đầu tiên xuất hiện loạn thần và tuổi lần đầu tiên bệnh nhân nhập viện vì loạn thần. Phân tích có hiệu chỉnh các yếu tổ gây nhiễu tiềm tàng bao gồm tuổi, giới, chẩn đoán lạm dụng hoạc phụ thuộc rượu và tiền sử gia đình bậc 1 có tâm thần phân liệt.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối quan liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian khi bắt đầu sử dụng cần sa và thời gian lần đầu tiên được chẩn đoán loạn thần sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố nhiễu. Mối liên quan này vẫn còn khi mà phân tích loại trừ các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán lạm dụng hoặc phụ thuộc rượu trong suốt thời gian sống của họ. Thân tích cũng chỉ ra một mối liên quan có ý nghĩa giữa tuổi lần đầu tiên sử dụng cần sa (p=0.004) và tuổi lần đầu tiên nhập viện (p=0.008)sau khi hiệu chỉnh các yếu tố nhiễu. Tuổi lần đầu tiên sử dụng rượu không có mối liên quan với những yếu tố khác, kết quả này phù hợp với các kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Bác sỹ Delisi nói, mặc dù cơ chế của mối liên quan giữa sử dụng cần sa và khởi phát loạn thần là không rõ ràng, và không có được sự giải thích rõ ràng. Cần sa tương tác với các thụ thể dopamin và có thể có tác dụng sinh hóa thần kinh khác. “ Có 2 thành phần của cần sa , một có khả năng gây ra triệu chứng và phần khác đối kháng với các triệu chứng của loạn thần”. Sự cân bằng giữa 2 hiệu ứng có thể khác nhau giữa các trạng thái của cần sa.

Theo “clinical psychiatry news” ngày 24/07/2012

Tag:cần sa, lạm dụng, loạn thần, tâm thần phân liệt, phân liệt cảm xúc