Những thông tin cháu cung cấp quá ít ỏi, không cho phép tôi chẩn đoán bất cứ một bệnh tâm thần gì, càng không đủ để kết luận đó là trầm cảm. Để chẩn đoán trầm cảm cần thỏa mãn các điều kiện sau: Có ít nhất 5 triệu chứng trong số 9 triệu chứng sau: Khí sắc giảm, mất hết các sở thích, mệt mỏi - mất năng lượng, chán ăn - sút cân, mất ngủ, chán nản - bi quan, lời nói - hành động - suy nghĩ chậm chạp hơn hẳn bình thường, khó tập trung chú ý - khó ra quyết định, ý nghĩ về cái chết - ý định và hành vi tự sát (trong đó bắt buộc phải có triệu chứng khí sắc giảm hoặc mất hết các sở thích).

 

Các triệu chứng trên phải bền vững trong ít nhất 2 tuần liên tục, phải ảnh hưởng rõ ràng đến các chức năng xã hội, nghề nghiệp và không phải là hậu quả của rượu, ma túy, một loại thuốc, chấn thương sọ não hoặc một bệnh thực tổn, bệnh tâm thần khác. Như vậy, cháu mới chỉ cho biết hai thông tin: Buồn và học kém thì chưa đủ để kết luận để chẩn đoán là trầm cảm.

thuoc-chong-tram-cam-co-anh-huong-toi-su-phat-trien-cua-tre-1

Ảnh minh họa

Bệnh trầm cảm có nhiều cách điều trị, nhưng đáng tin cậy nhất là điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Ngày nay có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, không độc với gan, thận, tim, sinh dục... Dùng thuốc chống trầm cảm đủ liều, kéo dài hoàn toàn không gây độc hại hoặc ảnh hưởng xấu gì cho sự phát triển của cơ thể và tinh thần. Trái lại, thuốc chống trầm cảm mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân như tâm trạng vui vẻ, hết lo lắng, tập trung chú ý, trí nhớ, khả năng lao động và học tập tốt lên rõ rệt...

Các thuốc chống trầm cảm hiện nay hay dùng là sertraline, parocetine, escitalopram, mirtazapine và venlafaxine. Các thuốc này cho tác dụng chống trầm cảm rõ ràng sau 4 tuần điều trị. Một số tác dụng phụ như khô và/hoặc đắng miệng, đầy bụng, uể oải, mệt mỏi, táo bón... sẽ hết nhanh sau 7-10 ngày dùng thuốc. Ở lứa tuổi của cháu, bệnh cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm liên tục trong ít nhất 3 năm. Vì vậy bạn nên đưa cháu đi khám ở bác sĩ tâm thần có uy tín để được chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc điều trị chính xác.

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103)

Tag:bác sĩ tâm thần, thuốc chống trầm cảm, chống trầm cảm