A (Accept – Chấp nhận): Mỗi người là cá thể riêng, không ai hoàn hảo. Cha mẹ nên học cách chấp nhận cả mặt tốt và xấu của con mình. Điều này sẽ giảm bớt kì vọng và không quá tạo áp lực cho con.

B (Be – Hành xử): Hãy có những cách hành xử trước sau như một, trung thực, công bằng và kiên quyết trong cách dạy con.

C (Concentrate – Tập trung): Sáng suốt lựa chọn những điểm tốt nhất của con để tập trung vào đó và giúp con phát huy.

D (Develop – Thúc đẩy): Nên đầu tư thời gian và sự quan tâm cho con. Sự đầu tư này ngày càng tăng sẽ càng khiến trẻ phát triển tốt hơn.

E (Encourage – Động viên): Lựa chọn những thời điểm thích hợp để đưa ra lời khuyến khích, động viên, giúp con cái cảm thấy phấn khởi và có động lực để phấn đấu.

F (Forgive – Tha thứ): Biết quên và tha thứ giúp con cái cảm nhận được sự cảm thông, tự nhận ra lỗi lầm của mình và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

G (Gladly – Vui vẻ): Cuộc sống hiện đại, cha mẹ đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực, nhưng khi trở về nhà, mỗi người nên học cách quên những áp lực đó đi và cố giữ cho trẻ có bầu không khí gia đình vui vẻ.

H (Help – Giúp đỡ): Trẻ con khi phải đối mặt với cuộc sống hiện đại cũng sẽ gặp rất nhiều những khó khăn. Cha mẹ cần ở bên, giúp đỡ khi chúng cần. Điều này tạo ra sự yên tâm và giúp trẻ có sự định hướng tốt.

I (Interest – Tạo hứng khởi): Đó là cách thức giúp trẻ biết đam mê điều gì đó. Nó sẽ giúp trẻ có cảm hứng để sáng tạo trong cuộc sống.

K (Keep – Lưu giữ): Biết lưu giữ những kỷ vật tốt đẹp của gia đình, biết lưu giữ những phê phán và lời chỉ trích gay gắt… đó cũng là cách để làm phụ huynh tốt hơn.

L (Let – Để mặc): Đây không phải là sự bỏ rơi hay mặc kệ mà là đôi khi cha mẹ cũng cần phải để cho trẻ biết cách tự lập, biết một mình chống chọi với khó khăn, thất bại để từ đó đạt đến sự trưởng thành.

M (Model – Làm mẫu): Trẻ con trong cuộc sống hiện đại thường nhanh nhạy và bắt chước rất nhanh. Muốn con cái học điều tốt thì cha mẹ cần phải trở thành tấm gương sáng.

N (Negotiate – Đàm phán): Do bị ảnh hưởng lối sống tự do, hiện đại, trẻ con ngày càng thể hiện cái tôi một cách mạnh mẽ hơn. Trong dạy dỗ, rất cần trao đổi thẳng thắn chứ không nên áp đặt.

O (Offer – Gợi ý): Bên cạnh việc không áp đặt thì đôi khi cha mẹ cũng cần phải tế nhị với con cái trong việc đưa ra một gợi ý trước khi quyết định điều gì đó. Cách này thường khiến trẻ cảm thấy mình được tôn trọng hơn và từ đó, trẻ cũng sẽ dễ chịu hơn trong việc nghe lời cha mẹ.

P (Problem-solve – Cùng giải quyết): Chung tay gánh vác và thể hiện trách nhiệm của những người thân trong gia đình với nhau sẽ tạo cho trẻ biết đoàn kết, chia sẻ.

Q (Quit – Lối thoát): Cha mẹ không nên thể hiện thái độ tuyệt vọng trước con cái. Hãy giữ thái độ bình tĩnh khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho con cái có được niềm tin trong mọi hoàn cảnh.

R (Respect – Tôn trọng): Việc cha mẹ dạy con biết cư xử tôn trọng với các thành viên trong gia đình chính là nền tảng tạo nên nề nếp, gia phong.

S (Share – Chia sẻ): Đây là sự chia sẻ về tình cảm, suy nghĩ, hành động, trách nhiệm cũng công việc với nhau. Điều này sẽ làm giảm áp lực của cha mẹ và khiến trẻ nâng cao sự đóng góp của mình trong gia đình.

V (Value – Coi trọng ): Luôn coi trọng tính thật thà, tử tế, tinh thần độc lập, đáng tin cậy và biết thương yêu, chăm sóc người khác.

X (Examine – Kiểm tra): Đừng quên tự kiểm điểm lại thái độ, cách hành xử của mình với con.

Y (Yield – Nhường chỗ): Tùy từng lĩnh vực, bố mẹ nên nhường chỗ cho các chuyên gia hỗ trợ mình trong dạy dỗ con cái.
 

Theo PNVN
Nguồn: http://giadinh.net.vn/20101117100419329p0c1016/day-con-theo-trinh-tu-moi.htm

 

Tag:dạy con