Còn bạn? Bạn có đủ tự tin để khẳng định rằng mình biết cách làm việc với mọi người trong nhóm? Hãy thực hiện bài trắc nghiệm dưới đây để biết:

 

1. Giả sử nhóm bạn có thành viên mới và sếp kêu gọi người tình nguyện giúp đỡ anh/ cô ấy học hỏi trong giai đoạn đầu. Bạn sẽ:

A. Giúp đỡ người đó ngay cả trước khi sếp đề nghị

B. Vui vẻ giúp đỡ nhưng với điều kiện là sếp phải giảm tải một số nhiệm vụ cho bạn

C. Phớt lời email kêu gọi của sếp. Bản thân bạn đã có quá nhiều việc phải lo lắng nên không thể lo cho người khác

2. Sếp lên lịch họp cả nhóm vào lúc 5h chiều nhưng bạn đã định đi về vào thời điểm đó để gặp bác sĩ. Bạn sẽ làm gì?

A. Hủy lịch hẹn và đặt một cái hẹn khác với bác sĩ. Bạn không thể khiến sếp tức giận

B. Nói chuyện với sếp về cuộc hẹn nhưng đề nghị sẽ hủy cuộc hẹn nếu cuộc họp là cấp thiết

C. Từ chối yêu cầu họp và rời đi mà không nói cho sếp biết. Bạn không phải giải thích bởi thời điểm đó là giờ tan ca.

3. Bạn đang làm trong một dự án nhóm và một đồng nghiệp không làm hết phần trách nhiệm của mình. Bạn sẽ kiểm soát tình huống ra sao?

A. Không nói gì với sếp, đồng nghiệp khác và lẳng lặng làm nốt phần việc của người đồng nghiệp kia. Bạn cảm thấy bất công nhưng lại sợ mọi người sẽ nghĩ mình nhỏ nhen

B. Nói chuyện riêng với người đồng nghiệp kia và nhắc lại phần việc của từng người trong dự án

C. Tới thẳng phòng sếp và tố cáo. Người kia xứng đáng bị sếp quở trách vì làm không đúng phần việc của mình

4. Nhóm của bạn phải ở lại làm việc muộn trong vài ngày qua để hoàn thành một dự án và được yêu cầu làm muộn thêm một hôm nữa. Bạn sẽ:

A. Lo lắng cho đồng nghiệp nên đề nghị họ về nhà. Bạn sẽ hoàn thành nốt phần việc còn lại

B. Ở lại vì biết rằng đôi khi công việc đòi hỏi làm thêm giờ. Khi không bận rộn, bạn có thể tan làm đúng giờ

C. Giao việc lại cho trợ lý và ra về. Tại sai bạn phải ở lại muộn khi có người khác làm giúp bạn?

5. Cả nhóm đang bàn về chiến lược marketing sản phẩm mới và một thành viên trong nhóm nêu lên ý kiến phi thực tế, không thể thu hút khách hàng. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?

A. Bạn sẽ nói với anh/ cô ấy rằng đó là một ý kiến tuyệt vời và dành thời gian để phân tích nó kỹ hơn. Bạn không muốn làm anh/ cô ấy phật lòng dù nó có thể làm lãng phí thời gian của những người khác

B. Bạn tán thưởng vì anh/ cô ấy đã chia sẻ ý kiến nhưng động viên anh/ cô ấy nghĩ thêm về những biện pháp khác dựa trên quan điểm của khách hàng

C. Bạn phản đối kịch liệt ý kiến đó và nói rằng sẽ chẳng có khách hàng nào quan tâm tới một chiến dịch quảng cáo như vậy

Dưới đây là kết quả:

Nếu hầu hết câu trả của bạn là A: Có vẻ như bạn nói “Có” với mọi điều, từ đảm nhận thay phần việc của người khác tới đồng ý với nhóm về điều bạn không thực sự tin tưởng. Nhường nhịn là một điều tốt nhưng bạn không thể để sếp hoặc đồng nghiệp lợi dụng. Đôi khi bạn có thể bất đồng, nói “không” khi có lý do thỏa đáng hoặc giải pháp thay thế. Mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn dám đứng lên vì bảo vệ ý kiến của bản thân.

Nếu hầu hết câu trả của bạn là B: Bạn là một thành viên trong nhóm hoàn hảo. Bạn biết khi nào “một người vì mọi người” và khi nào thích hợp để bảo vệ ý kiến bản thân. Bạn sẵn sàng giúp đỡ người khác hay ở lại làm muộn khi vẫn có thể kiểm soát được phần công việc của mình và không để người khác lợi dụng. Bạn khuyến khích những ý tưởng hay nhưng cũng thử thách người khác khi bạn biết họ có thể làm hoặc nghĩ tốt hơn. Hãy duy trì khả năng làm việc theo nhóm như vậy.

Nếu hầu hết câu trả của bạn là C: Bảo vệ lợi ích của bản thân trước tiên là điều tốt nhưng bạn lại có xu hướng luôn luôn làm như vậy. Hầu hết công việc đòi hỏi nhân viên làm việc với nhau ở một mức độ nào đó nên bạn cần sẵn sàng thỏa hiệp vì lợi ích lớn hơn của nhóm. Hành động như thế không có nghĩa là từ bỏ quan điểm, niềm tin của mình. Nó chỉ đơn giản là để hoàn thành công việc của mình, bạn cần dựa vào người khác và để họ dựa vào bạn. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ nhận thấy mình dần bị mọi người trong nhóm xa lánh.

Vũ Vũ

Theo CareerBuilde

 

Tag:kỹ năng làm việc nhóm